Gần một triệu học sinh đang học hai hệ tại các trường nghề đang bị "tắc nghẽn" lối ra, bị "đe dọa" tước mất quyền lợi chính đáng và hợp pháp khi Bộ GD&ĐT không cho phép các trường nghề dạy văn hóa.
Đảm bảo chất lượng dạy nghề trong khu vực là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch 5 năm về Giáo dục của ASEAN (2016-2020). Để hỗ trợ ASEAN trong lĩnh vục ưu tiên nêu trên, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác khu vực phát triển dạy nghề (RECOVET) do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức tài trợ, năm 2015, một nhóm công tác gồm Thư ký ASEAN (trưởng nhóm), đại diện các cán bộ cấp Chính phủ, cấp trường, các cơ quan đảm bảo chất lượng dạy nghề và đại diện Ngành của các nước thành viên ASEAN đã được thành lập với mục tiêu xây dựng Khung đảm bảo chất lượng dạy nghề ASEAN (Khung ASEAN TVET QA). Các thành viên Nhóm công tác đã tham dự nhiều đợt tập huấn, hội thảo nhằm trao đổi, thống nhất nội dung Khung ASEAN TVET QA. Đầu tháng 11/2016, Nhóm công tác với sự hỗ trợ của các chuyên gia Đức đã hoàn thành Dự thảo lần 1 Khung ASEAN TVET QA và theo kế hoạch, cuối năm 2017, Khung ASEAN TVET QA sẽ được trình phê duyệt tại Hội nghị quan chức cấp cao về giáo dục ASEAN (SOM-ED).
Trong 2 ngày 9 – 10 tháng 6 năm 2016, tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức “Khóa đào tạp nâng cao về phân tích dữ liệu chuyên sâu và viết báo cáo các kết quả nghiên cứu lần vết”. Tới dự và chỉ đạo khóa đào tạo có TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề, tham dự khóa đào tạo còn có cán bộ Chương trình đổi mới Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam của cơ quan hợp tác Quốc tế Đức, các chuyên gia về khảo sát lần vết, đại diện cán bộ, giáo viên của các trường tham gia dự án và cán bộ, chuyên viên Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề.
Ngày 04/7/2016 tại Hà Nội,Tổng cục Dạy nghề đã có buổi làm việc với Hội đồng Anh Việt Nam để thông qua chương trình làm việc, thông tin tổng quát về chủ trương hợp tác và những định hướng cơ bản của Việt Nam về phát triển dạy nghề. Đây là thông tin quan trọng cho các chuyên gia trước khi thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình cụ thể các trường nghề Việt Nam để xây dựng Dự án hợp tác Trường - Trường.Tham dự buổi làm việc,về phía Tổng cục Dạy nghề có PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề và các phòng chuyên môn của Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề; về phía Hội đồng Anh Việt Nam có Bà Nguyễn Phương Chi, Cán bộ Quản lý các Dự án Giáo dục và chuyên gia đến từ các trường thuộc Vương quốc Anh.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 đảm bảo chất lượng (ĐBCL): là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. ĐBCLlà những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục mà thông qua việc sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu đang được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao (SEAMEO, 2002). ĐBCL là thuật ngữ chung, đề cập đến các biện pháp và cách tiếp cận được sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo (SEAMEO, 2003). Trong đào tạo nghề (ĐTN), ĐBCL là một quá trình liên tục: thiết lập, xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá, kiểm soát, duy trì, khắc phục và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đạt được mục đề ra của các doanh nghiệp.
Cổng dịch vụ công quốc gia
Cổng dịch vụ công trực tuyến

Thống kê truy cập

Trong ngày0

T.Truy cập0

Trực tuyến0